Vào ngày 5/3/2023 tới đây, hội ELYH sẽ tổ chức buổi hội thảo: “Mẹ và con cùng học tiếng Anh kiểu Montessori”. Mời cả nhà đăng ký theo link tại đây
Xin giới thiệu cùng cả nhà bài viết của thầy Sang Đỗ – Founder của ELYH về lý do xây dựng chủ đề này:
“HÃY GIÚP CON TỰ LÀM!
Đại bàng là loài vật bay lượn cực giỏi và cực khỏe. Khỏe đến mức nó được phong là chúa tể bầu trời. Một số đại bàng có thể bay cao hơn những đám mây. Nghĩa là mưa bão không gây phiền cho chúng vì mưa từ đâu ra thì ai cũng biết rồi.
Để có năng lực tuyệt vời đó, ngoài mã gen trời phú, đại bàng con đã phải luyện tập vô cùng khắc nghiệt và nghiêm túc từ nhỏ. Đại bàng mẹ không bỏ sót bất cứ cơ hội nào để con mình được thử thách.
Mời các bạn đăng ký tham dự sớm để được đón tiếp chu đáo nhất.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ vẫn tò mò với câu hỏi: Liệu bản năng bay của đại bàng có biến mất hoặc giảm đi nếu nhốt chúng với gà? Nói cách khác, không có luyện tập từ nhỏ, đại bàng trưởng thành sẽ bay lượn ra sao?
Họ đã làm thí nghiệm công phu và kết quả thật bất ngờ. Sau khi nhốt đại bàng 2 tháng với gà chuồng, đại bàng “trưởng thành” được thả ra. Người ta xếp đặt cho chó săn đuổi. Đại bàng “gà” cố sức bay. Có con lên được cành cây cao 2 mét, có con bay xa được 20 mét. Vậy là thân xác “đại bàng gà” trưởng thành nhưng năng lực còn thua con nít.
Con em chúng ta, thật buồn, nhiều cháu cũng chẳng khác câu chuyện kể trên.
Theo bà Montessori, hầu hết chúng ta, kể cả tôi, đã nhiều lần cướp đi cơ hội trưởng thành của trẻ em. Chẳng hạn, thấy con quét nhà ngứa mắt, chúng ta tranh lấy chổi, quét thay. Dù với thái độ bình thản hoặc cáu bẳn, bằng thói quen ấy, chúng ta đã cướp đi cơ hội thực hành của bé. Chúng ta sợ trẻ bày bừa bộn bằng cách đặt bé vào một không gian trống không. Chúng ta cũng thường thay cốc chén nhựa để bé khỏi làm vỡ.
Tất cả người lớn đều sai lầm, bà Montessori nói. Và chúng ta sẽ không tiếp tục sai lầm nếu bỏ công sức tìm hiểu về tâm sinh lý trẻ em hơn nữa.
Tất cả bé em đều cần chúng ta giúp đỡ, nhưng không phải là cách mà chúng ta (người lớn) đang làm.
Tất cả trẻ em như đều đang muốn nói với người lớn: HÃY GIÚP CON TỰ LÀM!
HÃY GIÚP chứ không phải làm thay. Và ta chỉ giúp bé khi bé thực sự cần giúp. Vấn đề ở đây là ta phải nhận diện được khi nào bé cần giúp và giúp bé như thế nào.
Những kiến giải của Montessori (hay của bất kỳ ai) về sự hình thành nhân cách đều chỉ là kênh tham khảo. Loài người chưa có một kết luận sáng tỏ và thống nhất về chủ đề này. Nhưng không phải vô cớ mà ý tưởng của tiến sỹ y khoa, nhà giáo dục lừng danh Montessori lại được chấp nhận rộng rãi và ứng dụng rất hiệu quả ở nhiều nơi, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Montessori là ai? Tại sao ý kiến của bà đáng để ta tham khảo?
Làm sao để ứng dụng nguyên tắc Montessori ngay trong gia đình bạn, trong những lần đưa con đi công viên, bảo tàng và dạo chơi, mua sắm?
So sánh, phân loại quan trọng như thế nào trong tư duy? Cha mẹ luyện và giúp con phát triển óc so sánh và phân loại như thế nào?
Học tiếng Anh theo phong cách Montessori là gì?
Ba nguyên tắc học Tiếng Anh kiểu Montessori; 100 từ vựng nền tảng để em bé bước vào đời; và nhiều nội dung giá trị lớn sẽ được chia sẻ trong hội thảo.
Kính mời các bạn tham gia hội thảo tháng 3 của ELYH. Cơ hội hiếm hoi. Kính mong quý vị huy động anh chị em, học trò, bạn bè thân hữu tới dự. ELYH sẽ hỗ trợ xe khách nguyên chiếc từ các tỉnh về Hà Nội. Bất kể xe nào, bất kể khoảng cách bao nhiêu tính từ Cà Mau đến Hà Giang”.
Xin cảm ơn cả nhà!